Còn nhớ ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến vùng đất Biên Hòa,ómộtmiềnĐôngtrongtráitimtôae888 bet Đồng Nai, đó sự tấp nập, nhộn nhịp, xua tan đi cái nắng cái gió của vùng đất Tây nguyên mà tôi đang sống; là sông Đồng Nai cuồn cuộn chảy, thơ mộng như một thiếu nữ đương thời. Tôi vẫn thường có những buổi chiều đứng bên bờ sông nhìn xa xăm hay hít thở một chút khí trời, xa xa bên kia bờ là những nhà bè nuôi cá. Mọi thứ rồi cũng trở nên quen thuộc với một cô gái đến từ Đắk Lắk như tôi. Tôi bắt đầu hòa nhập với môi trường mới, với những con người mới.
Vùng đất Đồng Nai là nơi địa linh nhân kiệt, lại có núi, có sông, có tất cả mọi thứ mà có lẽ không cần tìm ở đâu xa xôi. Ở đây có những con đường ghi tên lịch sử với những sự kiện quan trọng, mỗi con đường như một lời nhắc nhở cho thế hệ sau về một thời oanh liệt của cha ông.
Ngôi trường mà tôi công tác nằm trong nội ô thành phố Biên Hoà, tọa lạc trên đường Nguyễn Ái Quốc. Với hơn 40 năm tuổi đời, Trường THCS Tân Tiến cũng đã ghi dấu bao nhiêu sự đổi thay và phát triển của xã hội. Thật may mắn khi tôi được làm việc nơi đây. Tôi từng dẫn các em học sinh thân yêu của mình ghé vào thăm Khu di tích Nhà lao Tân Hiệp, cách trường tôi khoảng 500 m. Thật xúc động khi được nghe kể lại những chiến công của cha ông ta ngày trước, và nơi đây ghi dấu những trang sử hào hùng, đã giúp tôi hiểu được vì sao lại đặt tên những con đường mỗi ngày tôi đi qua: đường Dương Tử Giang, đường Nguyễn Văn Hoài...
Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất, ghi dấu ấn sâu đậm trong tôi là người dân Biên Hòa -những con người thật thà, chất phác, nhiệt tình, đôn hậu… Với một người xa quê lập nghiệp như tôi, được sống trong tình yêu thương của mọi người có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất mà tôi có. Hơn 10 năm sống ở mảnh đất này đã bồi đắp cho tôi rất nhiều điều thú vị về người Biên Hòa. Ở họ có những thói quen thật đặc biệt.
Thứ nhất, nếu bạn muốn hỏi đường, chẳng hạn như đường Phan Trung thì người Biên Hòa sẽ gọi là đường 5, đường Trương Định sẽ gọi là đường 4 hoặc họ sẽ chỉ đường cho bạn đến các địa điểm như Ngã 3 Thành, cây xăng Vườn Mít, Nhà máy cưa…
Thứ hai, theo tôi, người Biên Hòa luôn “sống chậm”, nghĩa là họ rất bình tĩnh trong mọi tình huống. Thật không khó khi chúng ta bắt gặp cảnh tấp nập vội vã của dòng xe cộ đi lại trên phố, nhưng ở một góc nào đó, chúng ta lại thấy họ ngồi nhâm nhi ly trà nóng vào mỗi sáng, tám vài ba câu chuyện vu vơ… Tôi đã bắt gặp những khung cảnh trái ngược ấy ngay giữa lòng thành phố hơn 300 năm tuổi này. Họ bình thản, điềm nhiên trước vội vã của cuộc sống, có vẻ điều này sẽ khiến bạn nghĩ họ đang “lơ” bạn, nhưng không! Đó là cách mà họ đang “enjoy” cuộc sống của mình.
Thứ ba là ẩm thực Biên Hòa, khỏi cần phải nói, ở đây hội tụ đầy đủ ẩm thực của mọi miền Tổ quốc. Ngày đầu tiên đến Biên Hòa tôi mua vội một món xôi chiên phồng để ăn thử, ai ngờ đâu đó là món đặc sản nơi đây, vị xôi thơm ngon, giòn rụm, đậm đà dư vị. Hay những con đường ẩm thực về đêm với đủ món gần xa. Đến Biên Hòa bạn sẽ được trải nghiệm những món ăn truyền thống, hiện đại hay cả những món “hot trend”.
Thứ tư, người Biên Hòa thường không xây nhà quá to hay đồ sộ, họ chỉ cần một căn nhà vừa phải, dù không đầy đủ tiện nghi hay có thiếu thốn điều gì thì nơi đó vẫn tràn ngập tình yêu và tiếng cười.
Vậy đấy, luôn có một Biên Hòa, một miền Đông thật đặc biệt trong tôi. Tôi sẽ còn gắn bó nơi đây nhiều năm nữa. Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi, nơi mà tôi đã trải qua bao kỷ niệm vui buồn, nơi mà tôi có tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Cảm ơn Biên Hòa luôn ấm áp như thế để tôi cảm thấy mình thật may mắn khi chọn nơi đây lập nghiệp, nơi đã cho tôi tình yêu, và sự kết tinh của hạnh phúc khi tôi sinh ra hai thiên thân bé nhỏ trên mảnh đất Biên Hòa. Cảm ơn Biên Hòa thân thương!
Ta từng sống một cuộc đời như thế
Với tình yêu và khát vọng cuộc đời
Biên Hòa ơi! Vẫn nguyên vẹn trong tôi
Yêu, ghét, nhớ nhung, giận hờn và hơn thế!
Tôi sẽ viết cho người chưa từng biết
Đến Biên Hòa để trải nghiệm như tôi.